- Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng
1. Phân bón với năng suất và sản lượng cây trồng
Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), bón phân luôn là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý.
Từ thực tiễn sản xuất ở các nước này cũng cho thấy: Không có phân hoá học thì không có năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nông nghiệp phát triển trong hơn 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hoá học), việc sử dụng phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng.
Cách mạng xanh ở Ấn Độ: Năm 1950, khi nông dân Ấn Độ chưa biết dùng phân bón chỉ sản xuất được 50 triệu tấn lương thực/năm, bị thiếu đói trầm trọng. Năm 1984 nhờ sử dụng 7,8 triệu tấn phân bón/năm đã đưa sản lượng lương thực lên 140 triệu tấn, khắc phục nạn đói triền miên cho Ấn Độ.
Kết quả điều tra của FAO trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20 trên phạm vi toàn thế giới cho thấy: tính trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản tăng lên hàng năm và bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thì thu được 10 tấn hạt ngũ cốc.
Ở các nước châu Á, Thái bình dương (1979 – 1989) phân bón làm tăng 75% năng suất lúa.
Tổng kết về vai trò của các yếu tố kỹ thuật trong nông nghiệp hiện đại ở Mỹ: Năng suất quyết định bởi 41% do phân khoáng, 15-20% do thuốc bảo vệ thực vật, 15% do hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật, 8% do chọn giống và tưới nước, 11-18% do các yếu tố khác.
Năm 1997, kết quả điều tra ở Việt Nam tính trung bình phân bón làm tăng 38-40% tổng sản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa và bón 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc.
Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), bón phân luôn là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý.
Từ thực tiễn sản xuất ở các nước này cũng cho thấy: Không có phân hoá học thì không có năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nông nghiệp phát triển trong hơn 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hoá học), việc sử dụng phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng.
Cách mạng xanh ở Ấn Độ: Năm 1950, khi nông dân Ấn Độ chưa biết dùng phân bón chỉ sản xuất được 50 triệu tấn lương thực/năm, bị thiếu đói trầm trọng. Năm 1984 nhờ sử dụng 7,8 triệu tấn phân bón/năm đã đưa sản lượng lương thực lên 140 triệu tấn, khắc phục nạn đói triền miên cho Ấn Độ.
Kết quả điều tra của FAO trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20 trên phạm vi toàn thế giới cho thấy: tính trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản tăng lên hàng năm và bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thì thu được 10 tấn hạt ngũ cốc.
Ở các nước châu Á, Thái bình dương (1979 – 1989) phân bón làm tăng 75% năng suất lúa.
Tổng kết về vai trò của các yếu tố kỹ thuật trong nông nghiệp hiện đại ở Mỹ: Năng suất quyết định bởi 41% do phân khoáng, 15-20% do thuốc bảo vệ thực vật, 15% do hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật, 8% do chọn giống và tưới nước, 11-18% do các yếu tố khác.
Năm 1997, kết quả điều tra ở Việt Nam tính trung bình phân bón làm tăng 38-40% tổng sản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa và bón 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc.
2. Ảnh hưởng gián tiếp của phân bón tới các biện pháp kỹ thuật trồng trọt làm tăng năng suất cây trồng
Sử dụng phân bón hợp lý luôn là cơ sở quan trọng cho việc phát huy hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật khác (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, tưới tiêu, bảo vệ thực vật...).
- Làm đất: Để việc cầy sâu trong làm đất đạt hiệu quả cần quan tâm bón phân phù hợp với sự phân bố dinh dưỡng trong các tầng đất. Trên đất bạc màu, sự chênh lệch về độ phì giữa tầng canh tác và các tầng dưới rất lớn, cày sâu mà bón ít phân và không bón vôi, không những không làm tăng năng suất mà còn làm giảm năng suất khá rõ so với cày nông.
- Giống cây trồng: Các giống cây trồng khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau do vậy cần phải bón phân cân đối theo yêu cầu mới phát huy hết tiềm năng năng suất của giống.
Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của các giống lúa có tiềm năng năng suất khác nhau
Giống lúa
|
Năng suất (tấn/ha)
|
Lượng hút các chất dinh dưỡng chính (kg/ha)
|
||
N
|
P2O5
|
K2O
|
||
Lúa thường
|
5,0-5,5
|
100-120
|
40-50
|
100-120
|
Lúa lai
|
6,5-7,0
|
150-180
|
70-80
|
180-200
|
Nguồn: Viện Thổ nhưỡng–Nông hoá 2003
- Mật độ gieo trồng và chế độ bón phân có quan hệ rất mật thiết và phức tạp, phải được xây dựng một cách thích hợp đối với mỗi cây. - Tưới tiêu: Đất được tưới tiêu chủ động làm tăng hiệu quả phân bón, có khả năng bón nhiều phân để đạt hiệu quả sản xuất cao hơn. Yêu cầu về phân bón ở các vùng có tưới và không tưới khác nhau. Đồng thời, phân bón làm giảm lượng nước cần thiết để tạo nên một đơn vị chất khô nên tiết kiệm được lượng nước cần tưới.
Ví dụ:
Kết quả nghiên cứu ở Liên Xô cũ cho thấy hiệu lực của phân trên đất có tưới tăng gấp 2-4 lần trên đất không có tưới.
- Trong công tác bảo vệ thực vật: bón phân cân đối và hợp lý là cơ sở quan trọng cho việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả tốt tạo cho cây trồng khoẻ mạnh ít sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đem lại thu nhập cao cho người trồng trọt. Các loại phân lân và kali còn có tác dụng làm tăng tính chống chịu (vd: chịu hạn, chịu rét) cho cây.
Vậy: có thể dùng chế độ bón phân tốt để khắc phục những nhược điểm của kỹ thuật trồng trọt. Ngược lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng đến hiệu lực của phân bón. Theo tổng kết của FAO có 10 nguyên nhân làm giảm hiệu lực của phân bón.
- Trong công tác bảo vệ thực vật: bón phân cân đối và hợp lý là cơ sở quan trọng cho việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả tốt tạo cho cây trồng khoẻ mạnh ít sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đem lại thu nhập cao cho người trồng trọt. Các loại phân lân và kali còn có tác dụng làm tăng tính chống chịu (vd: chịu hạn, chịu rét) cho cây.
Vậy: có thể dùng chế độ bón phân tốt để khắc phục những nhược điểm của kỹ thuật trồng trọt. Ngược lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng đến hiệu lực của phân bón. Theo tổng kết của FAO có 10 nguyên nhân làm giảm hiệu lực của phân bón.